Quan điểm về cuộc Cách mạng tháng Mười tại Nga Rosa Luxemburg

Trong bài viết về cuộc Cách mạng tại Nga (Die Revolution in Russland)[2] Rosa Luxemburg hoan nghênh nỗ lực cách mạng của Lenin, để giải tán Duma (Quốc hội). Tuy nhiên bà chỉ trích, nhóm Bolshevik đã loại trừ mọi sự kiểm soát của quốc hội. Bà đã nhận ra là, Lenin không những chỉ tiêu diệt các đảng phái khác, mà còn bắt đầu đè bẹp nền dân chủ trong đảng của mình, loại trừ những người có ý kiến khác, và như vậy theo bà, đe dọa sự góp phần thiết yếu cũng như sự lãnh đạo của giới công nhân trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa:

Tự do chỉ cho những người theo chính quyền, chỉ cho các đảng viên của một đảng - cho dù là số đảng viên đó có nhiều bao nhiêu đi nữa - không phải là tự do thật sự. Tự do luôn luôn là tự do của kẻ bất đồng chính kiến. Không phải vì công bằng một cách mù quáng, mà vì hiệu quả của tự do chính trị: mang lại sinh khí mới, hàn gắn và làm trong sạch. Những điều này sẽ không có, khi tự do chỉ là một đặc ân.

Tuy nhiên nhà sử học Heinrich August Winkler nhấn mạnh, khi nói tới tự do của những người bất đồng chính kiến bà Luxemburg không nghĩ tới "những kẻ thù của Giai cấp công nông" hay "những kẻ phản lại Giai cấp công nhân". Bà ta không có cái nhìn của một người dân chủ cấp tiến, mà chỉ là cái nhìn đa phương trong xã hội chủ nghĩa.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rosa Luxemburg http://www.ryerson.ca/mlc/inside224.html http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10986480 http://data.rero.ch/02-A000107703 http://www.marxist.com/lessons-of-the-life-of-a-re... http://www.scribd.com/doc/51910681/%E0%A4%B0%E0%A5... http://socialiststudies.com/index.php/sss/issue/vi... http://www.rosalux.de/cms/index.php?id=4551 http://www.rosalux.de/fileadmin/rls_uploads/pdfs/T... http://www.cddc.vt.edu/feminism/Luxemburg.html http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?...